Các phím tắt của Windows 7 – phần 1 – làm việc với phím Windows

không dùng chuột
Bạn đã biết các phím tắt như Ctrl + C; Ctrl + V hay Ctrl + Alt + Del, và bạn hoàn toàn yên tâm – bạn quá tự tin rồi đấy! Đó chỉ là một phần rất nhỏ trong thế giới phím tắt thôi ạ. Sau màn khiêu khích 🙂 Chúng tôi xin trình bày cụ thể các phím tắt ở đây. Biết được chúng, các thao tác của bạn đơn giản là nhanh gọn hơn, thoải mái hơn. Và mở đầu trong loạt các bài về phím tắt là làm việc với phím Windows (cái phím có logo Windows í – thường nằm giữa phím Ctrl và Alt), những người thường xuyên bật nhiều cửa sổ, phần mềm, folder, chương trình sẽ rất thích phím này. Hầu như các tổ hợp phím phải ấn đồng thời cùng một lúc mới đạt hiệu quả, trừ hai phím tắt là tắt máy và khởi động lại máy thì không ấn đồng thời…Mà bạn đã biết khởi động lại máy bằng phím tắt chưa nhỉ (lại khiêu khích!)

0. Mở Start Menu
Mở Start Menu
Phím này chắc nhiều người biết rồi, ấn nó sẽ mở Start Menu. Bạn cũng có kết quả tương tự nếu nhấn tổ hợp phím Ctrl + Esc, nhưng rõ ràng là ấn phím Windows thì nhanh hơn nhỉ.

1. Mở tối đa cửa sổ hiện tại
Phím tắt mở tối đa cửa sổ hiện tại
Cửa sổ chương trình đang ở tình trạng thu nhỏ và bạn muốn mở tối đa nó ra toàn màn hình thì nhấn tổ hợp phím Win + mũi tên lên. Ngược lại nếu bạn muốn thu nhỏ cửa sổ thì nhấn Win + mũi tên dưới, ấn 2 lần mũi tên dưới nó sẽ thu nhỏ lại về taskbar.

2. Đưa cửa sổ hiện tại về nửa bên phải màn hình
Đưa cửa sổ hiện tại về nửa bên phải màn hình
Bạn muốn làm việc với 2 cửa sổ cùng một lúc? thế thì trước tiên hãy cho một cửa sổ sang bên phải bằng phím Win + mũi tên phải, nó sẽ chiếm đúng 1/2 màn hình.

3. Đưa cửa sổ hiện tại về nửa bên trái màn hình
Đưa cửa sổ hiện tại về nửa bên trái màn hình
Và một cái sang trái bằng phím Win + mũi tên trái.

4. Chuyển qua lại giữa các cửa sổ
Chuyển qua lại giữa các cửa sổ
Bạn có quá nhiều cửa sổ và phải liên tục bật qua bật lại giữa chúng, nhấn Win + Tab sẽ cho giao diện nhiều cửa sổ dạng 3D rất trực quan, vẫn giữ phím Win bạn nhấn Tab lần lượt để thay đổi cửa sổ, từ đó bạn dễ dàng chọn ra cửa sổ mà mình cần. Phím tắt này là sự thay thế hoàn hảo cho phím Alt + Tab vốn có chức năng tương tự nhưng không 3D.

5. Hiện/ Ẩn desktop
Hiện/ Ẩn desktop
Đang bật quá nhiều cửa sổ và bạn muốn ra màn hình Desktop, tổ hợp phím Win + D là cái bạn cần. Nếu bạn chỉ muốn nhìn màn hình Desktop chứ không muốn đóng các cửa sổ thì bạn nhấn Win + phím cách (phím dài nhất), khi đó các cửa sổ sẽ trong suốt.

6. Thu nhỏ tất cả các cửa sổ
Thu nhỏ tất cả các cửa sổ
Win + M sẽ thu nhỏ tất cả cửa sổ. Trường hợp muốn thu nhỏ tất cả các cửa sổ khác ngoài một cửa sổ mà bạn đang bật thì nhấn Win + Home.

7. Bật Window Explorer
Bật Window Explorer
Vào MyComputer dễ dàng bằng tổ hợp phím Win + E.

8. Bật hộp thoại Run để chạy các lệnh
Bật hộp thoại Run để chạy các lệnh
Bạn muốn vào msconfig, chạy cmd.exe… Win + R sẽ giúp bạn mở hộp thoại Run để chạy các chương trình này.

9. Tắt máy (Shutdown)
Tắt máy (Shutdown)
Tổ hợp phím Win + Mũi tên phải + Enter sẽ giúp tắt máy. Chú ý là bạn không ấn đồng thời các phím nhé, phím tắt này bạn ấn từng phím một thôi. Đầu tiên là ấn phím Windows, nhả ra rồi ấn phím mũi tên bên phải, nhả ra tiếp và cuối cùng Enter.

10. Khởi động lại (Restart)
Khởi động lại (Restart)
Tổ hợp phím Win + Mũi tên phải + Mũi tên phải + R sẽ giúp khởi động lại máy. Cái này cũng như phím tắt trên, ấn từng phím một, riêng phím mũi tên phải thì ấn 2 lần (X2).

11. Mở hộp thoại System Properties
Mở hộp thoại System Properties
Để nhanh chóng biết được các thông tin cơ bản về máy như dung lượng Ram, CPU loại gì, tốc độ bao nhiêu… Bạn nhấn tổ hợp phím Win + Pause/Break.

12. Kích hoạt chương trình được “pinned” ở thanh taskbar
phim-tat-mo-ung-dung-tren-taskbar

Bạn nhấn Win + [số – từ 1 đến 9], ví dụ nhấn Win + 2 sẽ mở chương trình thứ 2 tính từ trái sang trên thanh taskbar.

Sau đây là các tổ hợp phím tắt khác với phím Windows – mình thì ít dùng nhưng có thể hữu ích với người khác nên giới thiệu luôn:

13. Phóng to màn hình
Cái này hữu ích cho người thị lực kém, bạn nhấn Win + dấu cộng để phóng to – nếu muốn to thêm nữa thì tiếp tục nhấn dấu cộng, để thu nhỏ lại thì nhấn Win + dấu trừ.

14. Khóa máy – Bạn nhấn Win + L

15. Di chuyển đến các chương trình được “pinned” ở thanh taskbar – Bạn nhấn Win + T

16. Lựa chọn các thành phần trong System Tray – Bạn nhấn Win + B + Enter

Xem tiếp phần 2

Khảo sát trạng thái hover* của một số trang web lớn trên thế giới

hover

Một ví dụ về hover – có rất nhiều kiểu hover khác nhau

Liên kết hay link là thành phần vô cùng quan trọng trong trang web, và hover có nhiệm vụ làm cho link đó dễ nhận biết hơn bằng cách thay đổi hình thức khi ta di chuột vào nó. Có 2 kiểu hover điển hình đó là khi di chuột vào sẽ xuất hiện gạch chân dưới link hoặc link đó đổi màu sắc…Tôi chủ yếu khảo sát các link thuộc trang chủ và đa số các website được xét nằm trong Top 500 Google Ad Planner hoặc Alexa. Hầu hết thuộc các nước: Hoa Kỳ, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản. Tôi có khảo sát thêm 10 trang web có lưu lượng truy cập lớn nhất Việt Nam.

Nhận xét: Rất nhiều trang chọn hover chỉ là gạch chân, đặc biệt là các trang quốc tế tiếng Anh. Các trang tiếng Trung, Nhật chủ yếu có hover kết hợp gạch chân và chuyển màu – thường họ chọn màu có khuynh hướng đỏ. Các trang tiếng Việt có xu hướng chuyển màu hoặc chuyển màu kết hợp gạch chân, rất ít trang chỉ gạch chân. Các màu sắc thường được chọn nếu chuyển màu là đỏ (chủ yếu), cam và xanh. Việc chọn hover khác biệt khá lớn giữa Phương Tây (thiên về gạch chân link) và các nước Châu Á khác (thiên về chuyển màu link) là khá thú vị. Khi so sánh giữa hover gạch chân và chuyển màu, thì xét trên tổng thể cả Đông lẫn Tây, hover gạch chân có sự phổ biến hơn. Các trang giữ nguyên trạng thái như trước khi hover rất ít. Phát hiện thêm một điều mới là hầu như các trang trang web của Nhật và Trung Quốc chỉ có tiêu đề mà không có phần xem trước nội dung, lý do là chữ tượng hình của họ nếu để cả phần xem trước thì sẽ quá nhỏ – rất khó đọc, nếu để tất cả to lên thì chiếm diện tích quá lớn – không đủ không gian.

màu link

Màu một số link hover được lấy từ khảo sát phía dưới – ở đây có 16 màu – chủ yếu là màu đỏ, cam và xanh.

Hòa kỳ và một số trang quốc tế khác:

Facebook (facebook.com): gạch chân.

CNN (cnn.com): chuyển màu xanh nhạt – rgb(106, 185, 211) hoặc đỏ – rgb(202, 0, 2).

The New York Times (nytimes.com): gạch chân.

Google News (news.google.com): gạch chân.

BBC News (bbc.co.uk): gạch chân.

USA Today (usatoday.com): gạch chân.

ESPN (espn.go.com):gạch chân.

Los Angeles Times (latimes.com): gạch chân.

Adobe (adobe.com): gạch chân và chuyển màu nhạt đi.

Yahoo (yahoo.com): gạch chân.

MSN (msn.com): gạch chân.

Amazon (amazon.com): gạch chân và chuyển màu – vàng cam rgb(228, 121, 17).

About (about.com): để nguyên hoặc gạch chân.

Yelp (yelp.com): gạch chân.

Dauum (daum.net): gạch chân và chuyển sang màu xanh – rgb(69, 89, 233).

Terra (terra.com.br): chuyển sang màu cam – rgb(255, 153, 0).

India Times (indiatimes.com): gạch chân.

NNDTV (ndtv.com): chuyển màu đỏ – rgb(204, 0, 0).

One India (oneindia.in): gạch chân (chủ yếu) hoặc giữ nguyên.

Đức:

Hover điển hình của các trang web Đức

Giống Hoa Kỳ, hover điển hình của các trang web Đức là gạch chân. Chú ý màu đỏ là có trước khi hover – nó làm tăng sự phân biệt giữa tiêu đề và nội dung xem trước.

Web (web.de): chỉ gạch chân.

Spiegel (spiegel.de): chỉ gạch chân.

Bild (bild.dergb): chuyển sang màu chữ đỏ – rgb(221, 0, 0) hoặc thay thành nền đỏ chữ trắng.

Gmx (gmx.net): chỉ gạch chân.

T-online (t-online.de): gạch chân hoặc đổi sang màu xanh – rgb(31, 91, 164).

Chip (chip.de): chỉ gạch chân.

Welt (welt.de): chỉ gạch chân.

Bahn (bahn.de): gạch chân và chuyển sang màu đỏ – rgb(255, 0, 0).

Heise (heise.de): gạch chân (chủ yếu) hoặc để nguyên (ít).

Rtl (rtl.de): chuyển sang màu xanh (chủ yếu) – rgb(17, 68, 161).

Nhật Bản:

Liverdoor (livedoor.com): gạch chân và chuyển sang màu đỏ – rgb(255, 0, 0).

Rakuten (rakuten.co.jp): gạch chân và chuyển màu đỏ – rgb(192, 0, 0).

Goo (goo.ne.jp): gạch chân và chuyển sang màu đỏ – rgb(204, 51, 0).

Kakaku (kakaku.com): gạch chân và chuyển sang màu xanh nhạt – rgb(0, 153, 255).

Ameblo (ameblo.jp): gạch chân và chuyển sang màu hồng đậm – rgb(255, 51, 102).

Hatena (hatena.ne.jp): chỉ gạch chân.

Nifty (nifty.com): chỉ gạch chân ở trang chủ nhưng các trang khác chuyển sang màu đỏ – rgb(255, 67, 1).

DMM (dmm.co.jp): gạch chân và chuyển sang màu đỏ.

Biglobe (biglobe.ne.jp): chỉ gạch chân ở trang chủ nhưng các trang khác chuyển sang màu cam – rgb(255, 102, 0).

Trung Quốc:

Hover điển hình của website Trung Quốc

Đây là hover điển hình của website Trung Quốc và Nhật Bản, gạch chân và chuyển chữ màu đỏ, rất hiếm trang chỉ gạch chân.

Sohu (sohu.com): chuyển sang màu đỏ – rgb(204, 0, 0).

QQ (qq.com): chuyển sang màu đỏ và gạch chân (đa số)- rgb(205, 2, 0) hoặc chỉ gạch chân (ít)

Sina (sina.com.cn): gạch chân và chuyển sang màu đỏ – rgb(204, 0, 0)

Chinaz (chinaz.com): gạch chân và chuyển sang màu đỏ – rgb(204, 0, 0) hoặc chỉ gạch chân

People (people.com.cn): gạch chân.

Ifeng (ifeng.com): gạch chân và chuyển màu đỏ –  rgb(186, 38, 54).

Xinhuanet (xinhuanet.com):  gạch chân và chuyển màu đỏ- rgb(217, 0, 2).

Taobao (taobao.com): gạch chân và chuyển màu đỏ cam – rgb(255, 102, 0).

China (china.com): gạch chân và chuyển sang màu đỏ – rgb(176, 1, 1).

Youku (youku.com): chỉ gạch chân

Việt Nam:

VietNam-hover

Một dạng hover thường thấy của trang web Việt Nam – đổi màu – trong trường hợp này là sang màu đỏ.

Vnexpress (vnexpress.net): giữ nguyên hoặc gạch chân.

Dân trí (dantri.com.vn):  gạch chân và chuyển màu xanh nhạt – rgb(65, 105, 225) hoặc chỉ chuyển màu – rgb(79, 130, 172)

24h (24h.com.vn): gạch chân hoặc chuyển sang màu xanh – rgb(128, 193, 64).

Zing (zing.vn): gạch chân.

Vật giá (vatgia.com): gạch chân và chuyển sang màu cam – rgb(233, 125, 19) hoặc chỉ gạch chân.

Ngôi sao (ngoisao.net): chuyển màu xanh nhạt – rgb(6, 122, 180) (đa số) hoặc gạch chân (ít hơn nhiều).

Kênh 14 (kenh14.vn): chuyển màu sang xanh – rgb(58, 66, 118) hoặc chuyển màu sang đỏ – rgb(58, 66, 118).

Báo mới (baomoi.com): chuyển sang màu đỏ – rgb(205, 31, 38).

Nhạc của tui (nhaccuatiu.com): chuyển sang màu cam (đa số) – rgb(255, 96, 0) hoặc chữ trắng nền cam (ít).

Việt Nam Net (vietnamnet.vn): gạch chân và chuyển sang màu đỏ – rgb(205, 31, 38).

*Chú thích: Hover là trạng thái khi ta di chuyển chuột lên link. Ví dụ: Trang chủ

Hướng dẫn sử dụng phần mềm hỗ trợ download Orbit

Phần mềm hỗ trợ download chắc chắn là một trong những chương trình phổ biến nhất trong máy người dùng, đặc biệt là những tín đồ phim ảnh, phần mềm – những chuyên gia tải về. IDM nổi lên là chương trình tốt nhất trong lĩnh vực này, vấn đề chỉ ở chỗ IDM thì có phí :(. Orbit là chương trình khá tốt, xét tổng thể không bằng IDM được, nhưng các tính năng cơ bản thì ngang ngửa và nó hoàn toàn Free  🙂 . Để tải file nào đó bạn vào File>Enter URL to download, rồi paste đoạn URL của file tải vể vào, hoặc bạn có thể nhấn nút New ngay ở bên dưới…

Sau đây là những tính năng quan trọng mà Orbit (orbitdownloader.com) hỗ trợ và cách sử dụng nó:

– Tải nhiều file cũng một lúc (mặc định là 5 – con số này có thể thay đổi được).

– Sau khi tải xong Orbit sẽ đưa ra một hộp thông báo là file của bạn đã được tải về và lưu lại, hộp này sẽ tự động đóng lại sau khoảng 20 giây. Bạn cũng có thể tìm file tải về bằng cách chuột phải vào file rồi chọn Open directory.

open-directory

– Tự tắt máy tính sau khi tải xong, bạn vào Tools>Turn off computer when done, bạn để máy đó rồi đi công chuyện, vài tiếng sau mới quay lại thì chương trình cũng tải xong, bạn không phải ngồi đó chờ.

tu-dong-tat-sau-khi-tai-xong

– Bắt link video trực tuyến, bạn vào Tools>Grab++, sau đó bật video lên (bằng IE hoặc FireFox), Grab++ sẽ hiện ra các link mà nó tìm thấy đang truyền video… bạn chọn link phù hợp rồi tải về. Nếu bạn đợi một lúc mà link vẫn chưa hiện thì refresh lại trang xem video.

grabplus

Click vào hình để thấy rõ hơn

– Các thông tin về kích cỡ file tải về, tốc độ tải, thời gian cần thiết để tải…

thong-tin-lien-quan

– Tạm dừng tải về (Pause), xóa file (Delete) đang tải về.

tam-dung-va-xoa

– Thay đổi vị trí tải về – chính là thư mục nơi lưu các file tải về của bạn, vào Tools>Preference>Location, nhấn Browse…

thay-doi-vi-tri-tai-ve

– Tự động bắt link khi nhấn vào liên kết, bắt link từ clipboard. Copy link rồi tải về thì tốt hơn vì không phải lúc nào Orbit cũng bắt được link khi nhấn vào liên kết.

– Giới hạn tốc độ tải về (vào Tools>Preference>Limits>bỏ chọn No speed Limit rồi chọn tốc độ tối đa) –  cái này có tác dụng trong trường hợp bạn đang dùng chung với người khác và việc tải của bạn có thể hút hết lưu lượng của các máy này, hạn chế tốc độ giúp các máy còn lại trong mạng vẫn truy cập được web với tốc độ bình thường.

gioi-han-toc-do-duong-truyen

Thực sự Orbit rất dễ sử dụng, nó là chương trình tôi sử dụng đã 2 năm nay, vẫn rất tốt.

Wikipedia – miễn phí và tốt

Wikipedia là từ điển bách khoa toàn thư mở, hoạt động theo mô hình tự do đóng góp, các bài viết ở đây tương đối chất lượng. Nó thực sự miễn phí và là một trong những trang web hữu ích nhất thế giới. Mô hình của nó rất đáng học tập, người ta vẫn cần phí để duy trì các máy chủ web và các hoạt động cơ bản khác, thế nhưng việc đóng số tiền này là hoàn toàn tự nguyện, nếu bạn có điều kiện và yêu thích trang web này thì bạn có thể bỏ ra số tiền nào đó… Các bài viết trên này cũng vậy, tự nguyện và tự do sửa chữa miễn là tuân thủ nguyên tắc chất lượng. Bỗng dưng tôi nghĩ đến Wikipedia vì nó nhắc tôi tới một cái miễn phí và tốt. Điều gì đem lại sức mạnh lớn đến vậy cho trang web này, câu trả lời đó chính là tính mở và dựa vào cộng đồng. Khi bạn viết bài là bạn đã đóng góp một thứ tài sản đa sở hữu, bỗng dưng bài viết của bạn có thể xem được bởi bất kỳ ai trên hành tinh này (vâng dĩ nhiên là họ phải có một thiết bị nối mạng nữa :))

Lựa chọn đúng – phần mềm miễn phí và trả phí – vi phạm bản quyền không khoan nhượng

Vấn nạn phần mềm vi phạm bản quyền không chỉ xuất phát từ việc không có tiền để mua, nhiều trường hợp mà tôi muốn nói thẳng ra là tham thôi! <!–tôi đã từng :)>  Đành rằng bạn không có nổi vài trăm USD để sắm một chương trình bản quyền (tôi cũng thế!) và bất khả kháng phải vi phạm, thế nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể tránh được hành vi đó lần sau với những phần mềm khác. Nếu có 2 lựa chọn, một là phần mềm miễn phí với ít tính năng hơn, hai là phần mềm trả phí nhưng bạn không có khả năng mua thì hãy chọn cái bạn có khả năng 🙂 Tôi thường chọn phần mềm miễn phí, thí dụ từ điển tiếng Anh, trình diệt virus hay phần mềm hỗ trợ download. Và tôi còn khám phá ra một điều là bạn có thể kết hợp vài cái miễn phí, nó sẽ giúp bạn có được những tính năng mà đôi khi bạn sẽ khá bất ngờ. Chịu khó một chút nhưng bạn sẽ có được một chương trình vẫn đảm bảo được nhu cầu cơ bản mà free – quá tốt nhỉ. Trung thực xem? bạn cũng không muốn ai trộm đồ của mình phải không?

Cách kiểm tra xem máy tính có hỗ trợ Windows 64 bit hay không

Muốn cài Windows 64-bit thì trước hết CPU của máy bạn phải hỗ trợ Windows 64-bit, nếu không thì cũng vô nghĩa. Với cách kiểm tra này bạn không phải cài thêm phần mềm nào. Windows 7 có cách để cho bạn biết CPU có hỗ trợ Windows 64-bit hay không. Đầu tiên bạn vào Control Panel\All Control Panel Items\Performance Information and Tools, hoặc để nhanh hơn bạn paste luôn cụm từ Performance Information and Tools vào thanh tìm kiếm, chương trình sẽ được tìm ra và bạn click vào sẽ thấy một bảng sau:

Bạn click vào link ở ô màu đỏ ở trên (View and print details…), khi đó một bảng sau sẽ hiện ra:

Bạn chú ý đến mục 64-bit capable ở trạng thái Yes hay No trong mục System, nó diễn tả trạng thái tương thích hệ thống 64-bit của CPU đang sử dụng, trường hợp này máy của tôi có tương thích (Yes) và như vậy là máy của tôi cài được bản 64-bit.

Chia lại ổ cứng – Tăng dung lượng ổ C (ổ cài hệ điều hành) không làm mất dữ liệu.

Tăng dung lượng ổ C

Qua thời gian, với số lượng phần mềm cài tăng thêm thì ổ cài hệ điều hành (thường là ổ C) có xu hướng bị đầy lên, nhưng bạn vẫn phải cài thêm nhiều chương trình nữa(!) vì nhu cầu học tập hoặc công việc. Không thể xóa bỏ hết các chương trình và chia lại ổ theo cách truyền thống được, như vậy rất mất công, mà cũng không thể gỡ bỏ phần mềm này để cài phần mềm kia được, vì phần mềm nào bạn cũng cần, thật may bạn còn cách khác dễ dàng hơn. Sử dụng phần mềm để chia lại ổ mà không hề làm mất dữ liệu. Tên của phần mềm đó là: minitool partition wizard home edition (trang chủ: http://www.partitionwizard.com), bạn vào trang chủ, chọn phiên bản free rồi tải về và cài đặt (hãy cố gắng để ổ C còn dung lượng cài đặt phần mềm này nhé 🙂 – nó không nặng lắm đâu).

Nút thao tác chính Move/Resize có tác dụng thay đổi dung lượng ổ (click vào hình để thấy rõ hơn).

Muốn tăng dung lượng ổ C trước hết bạn phải giảm dung lượng của một ổ nào đó khác, thường là ổ ngay bên cạnh ổ C, trường hợp ổ bên cạnh không đủ ta mới cần giảm thêm ổ thứ 3.

Trong hình trên có 3 ổ là C, F và G, xếp theo thứ tự. Như vậy ta chỉ cần giảm dung lượng ổ F thì ổ C sẽ có không gian để tăng thêm, nếu F giảm tối đa rồi mà ta vẫn chưa thỏa mãn thì mới động đến ổ G, còn không thì bạn đừng động đến ổ đó (ổ xa ổ C nhất).

Chọn vào ổ F (ổ ngay gần ổ C) rồi nhấn Move/Resize, một bảng sau sẽ hiện ra:

Dung lượng chưa dùng của ổ F chính là khu vực được đánh dấu hình tròn màu đỏ ở trên.  Để chuột sang bên phải, gần mép cho đến khi hình <-||-> xuất hiện, kéo chuột sang trái để giảm dung lượng ổ F, kết quả ta sẽ có hình sau:

Như vậy là ổ F đã giảm dung lượng xuống và cho ta dung lượng dư, nhưng phần dư này của ổ vẫn nằm sau (Unallocated Space After) ổ F , ta phải chuyển phần dư này ra trước ổ F  (để nó nằm ngay sau ổ C – như vậy thì ổ C mới kết hợp được). Để chuột sang trái và kéo cả ổ F về phía trước, kết quả ta có phần dung lượng thừa sẽ ở trước (Unallocated Space Before) ổ F:

Trên phần mềm ta sẽ thấy ổ có ký tự * nằm ngay sau ổ C (ổ * đó chính là dung lượng ta tách ta từ ổ F) nó nằm ngay sau như thế là ta đã đạt yêu cầu:

Sau đó ta click vào ổ C (hiện có kích thước 31.03 GB) rồi chọn Move/Resize, bảng sau sẽ hiện ra, bạn để ý là ở phần sau ổ C có một khoảng trống màu xám (Unallocated Space After), khoảng trống này chính là do ta bớt đi của ổ F:
Ta kéo ổ C để nó lấp đầy khoảng trống màu xám đó, cũng là để tăng dung lượng ổ C (giờ đã tăng lên 39.43 GB), kết quả:

Nhìn vào phần mềm ta đã thấy ổ C tăng dung lượng, còn ổ F thì giảm đi:

Nhưng bạn vẫn còn phải thực hiện thao tác cuối cùng, đó là nhấn nút Apply và đợi khoảng 10 đến 20 phút để chương trình sắp xếp lại ổ cứng – như vậy là xong, bạn đã có được dung lượng tăng thêm theo ý muốn:

Lưu ý là trong quá trình nó sắp xếp đừng để bị mất điện nhé!

Sống sao cho lành

Thời buổi bây giờ, người ta giết nhau, đánh nhau vỡ mày vỡ mặt chỉ vì một câu nói, nhìn đểu, mâu thuẫn vớ vẩn linh tinh… Đâm ra nhớ cẩn trọng hành vi – nhắc mình là chính ấy mà! Tuy rằng điều ấy chẳng hề đảm bảo mình sẽ chẳng bao giờ gặp vấn đề gì với bất kỳ ai, nhưng nó hạn chế tối đa các vấn đề.